Tran Tien Dung,
"Monologuist with Light Pole on Bolsa Avenue"

Translated from the Vietnamese by Linh Dinh


Người độc thoại với cột đèn ở đường Bolsa

Ông đứng trên đường Bolsa với những cột đèn vàng
từng cột đèn là bạn của một người lưu vong,
ông đến đây chỉ màu vàng là bạn
màu vàng cao và rộng.
Mỗi ngày ông ngước lên và nói
“Tôi về sớm nấu một nồi cơm,
hôm nay có lẽ chúng ta ra khỏi bóng đêm của rượu.”

“Một phần xứ này quả thật thuộc về màu vàng
của nước đái bò và của những bụi cỏ cháy khét,
có quá nhiều những miếng thịt bò đã chết trong miệng,
có miếng da bò Mỹ đã làm ra thứ ánh vàng đắng nghét."

Mỗi ngày ông ngước lên và nói

“Mà vì sao tôi
không thuộc về đâu cả
màu mỡ bò ở quán phở Hạnh
màu âm nhạc ở cà phê Ly Ly
không gì khác vẫn màu Mỹ vừa ngon vừa dễ chán.
Mỗi sáng tôi bước khỏi giấc mơ
co rúm và khô,
cái điện thoại không thể gọi người đàn bà ấy
chỉ có thể gọi màu vàng.
Mỗi tối tôi bước vào mùi rượu
tiếng tôi say trong đêm không thể gọi cô gái làng chơi,
tôi chỉ có thể nói chuyện với màu vàng và
sau câu chuyện rất dài
màu vàng trên đường Bolsa lại trải ra cái chăn rất dầy.”

“Tôi từng tưởng tượng một màu vàng lạ,
nói cách khác tôi từng tin màu vàng là đôi cánh
đôi cánh bắt đầu từ nỗi đau ở phía đông
đôi cánh là nắng xoa dịu bao nhiêu chuyện buồn
mà vì sao tôi vẫn ngước lên.
Nỗi đau và chuyện buồn không xóa tan được nỗi sợ.
Tôi sợ mùi cộng sản, tôi sợ mùi bơ Mỹ.”

“Tôi đứng đây cạnh cột đèn đường Bolsa
dang rộng tay như một con đại bàng,
không một loài đại bàng nào ở Mỹ có màu lông gà.
Tôi vẫn ngước lên.
Tôi vẫn yêu những con gà mà tôi lỡ bóp chết và vẫn
khóc thương số phận gà con.
Tôi vẫn yêu cái màu vàng máu đã khô và linh hồn ngơ ngác ấy.”

“Tôi vẫn ngước lên đây.
Không một loài đại bàng Mỹ nào có lông của loài gà.
Tôi sợ màu Mỹ, tôi sợ màu cộng sản.”

“Tôi đứng đây trên đường Bolsa từ ngày cho tới đêm,
không một chút ảo tưởng
ở ngoài chính thể Mỹ
ở ngoài sự săn đuổi của cộng sản.
Nỗi sợ của tôi nhìn thấu hết mọi thứ trừ màu biển.”

“Tôi đến đây từ biển.
Biển là miệng một loài quái vật là đôi cánh tự do.
Tôi đứng đây với những cột đèn Bolsa
sợ nơi chốn dung chứa sợ nơi chốn trốn đi.
Tôi đứng trong bình minh biển
đối diện với nỗi sợ không bao giờ bị phân huỷ.”



Monologuist with Light Pole on Bolsa Avenue

He stands on Bolsa Avenue with the yellow light poles
each light pole a friend of the exile,
he came here with only yellow as a friend
a tall and wide yellow.
Each day he looks up and says
“I’ll go home early to cook up a pot of rice.
perhaps today we’ll escape from the liquor’s shadow.”

“A part of this land truly belongs to the yellow
of cow piss and scorched clumps of grass,
there are too many pieces of beef dying inside the mouth,
a piece of American cowhide creating a bitter yellow glow.”

Each day he looks up and says

“But how come I
don’t belong anywhere
the color of beef fat in the pho restaurant Hạnh
the color of music in the Ly Ly café
nothing but the American color both delicious and tedious.
Each morning I step out of a dream
Shrivelled and dry,
the telephone cannot call that woman
only a call to yellow.
Each night I step into the liquor’s fume
my drunken voice at night cannot call the hooker,
I can only talk with yellow and
after a very long story
yellow spreads again a thick blanket on Bolsa Avenue.”

“I used to imagine a strange yellow,
in other word I used to believe yellow was a pair of wings
a pair of wings originating from a torment in the East
a pair of wings as sunlight soothing so much sadness
but why do I still look up.
Torment and sadness cannot rub out fear.
I fear the smell of Communism, I fear the smell of American butter.”

“I stand here next to a light pole on Bolsa Avenue
spread my arms wide like an eagle,
there’s no America eagle with the color of chicken feathers.
I still look up.
I still love the chickens I’ve accidently squeezed to death and still
mourn the fate of chicks.
I still love yellow blood already dry and that bewildered soul.”

“I still look up there.
There’s no America eagle with the color of chicken feathers.
I fear the American color, I fear the color of Communism.”

“I stand here on Bolsa Avenue from day until night,
with no illusion
beyond the American system
beyond the Communist hunt.
My fear sees through everything but the color of the sea.”

“I came here from the sea.
The sea is a monster is a pair of free wings.
I stand here with the Bolsa light poles
fearing the place of refuge the place escaped from.
I stand inside the sea dawn
facing an everlasting fear.”

• • •

Tran Tien Dung was born in Go Cong in 1958 and now lives in Ho Chi Minh City. He is the author of four books of poetry, “Moving Mass” (1997), “Appear” (2000), “Chicken Feather Duck Feather Sky” (2003) and “Two Flowers On The Forehead Of A Second Class Citizen” (2006). His poems have been translated into English by Linh Dinh, and published in Manoa and in Contemporary Voices from the Eastern World: An Anthology of Poems (Norton 2007). “Monologuist with Light Pole on Bolsa Avenue” was written after a visit to Orange County in May of 2007, during his first trip to the US.

Linh Dinh was born in Vietnam in 1963, came to the US in 1975, and has also lived in Italy and England. He is the author of two collections of stories, Fake House (Seven Stories Press 2000) and Blood and Soap (Seven Stories Press 2004), and four books of poems, All Around What Empties Out (Tinfish 2003), American Tatts (Chax 2005), Borderless Bodies (Factory School 2006) and Jam Alerts (Chax 2007). His work has been anthologized in Best American Poetry 2000, 2004, 2007 and Great American Prose Poems from Poe to the Present, among other places. Linh Dinh is also the editor of the anthologies Night, Again: Contemporary Fiction from Vietnam (Seven Stories Press 1996) and Three Vietnamese Poets (Tinfish 2001), and translator of Night, Fish and Charlie Parker, the poetry of Phan Nhien Hao (Tupelo 2006). Blood and Soap was chosen by the Village Voice as one of the best books of 2004. His poems and stories have been translated into Italian, Spanish, Dutch, German, Portuguese, Japanese and Arabic, and he has been invited to read his works all over the US, London, Cambridge and Berlin. He has also published widely in Vietnamese.




No comments: